Xuất bản thông tin

null Nông dân chuyên nghiệp trên vùng đất nông thôn mới Tháp Mười

Trang chủ Tin tức

Nông dân chuyên nghiệp trên vùng đất nông thôn mới Tháp Mười

Là một trong những địa phương được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh triển khai thực hiện thí điểm mô hình “Người nông dân chuyên nghiệp”. Qua một năm thực hiện mô hình tư duy của người dân Tháp Mười từng bước thay đổi tích cực.

Theo đó, Tháp Mười đã chọn 113 hộ dân ở 04 xã, gồm Mỹ Đông, 250 ha lúa của 51 hộ trong  Hợp tác xã Thắng Lợi; 20 ha của 29 hộ trồng mít ở xã Phú Điền và 18,4ha của 29 hộ trồng mít ở Thuận Kiều Hội quán,  xã Đốc Binh Kiều để thực hiện thí điểm mô hình người nông dân chuyên nghiệp.

Kết quả 01 năm thực hiện mô hình “Người nông dân chuyên nghip”.

Với phương châm, phải để người nông dân tự nguyện tham gia và xem việc trở thành người nông dân chuyên nghiệp là xu hướng tất yếu để phát triển trong thời đại công nghệ số. Vì vậy, Tháp Mười, đã đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, các tiêu chuẩn và lợi ích khi trở thành người nông dân chuyên nghiệp. Mặc dù, thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên việc tuyên truyền trực tiếp đến người dân cũng gặp nhiều khó khăn, vì vậy, Tháp Mười đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động. Qua 01 năm, đã thành lập thêm 03 Hội quán, đến nay, trên địa bàn huyện có 21 Hợp tác xã; 09 Hội quán, nhiều Tổ hợp tác và mô hình liên kết; giúp trên 70% hộ tham gia thực hiện mô hình được tiếp cận và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình canh tác. Là địa phương mới sản xuất cây ăn trái sau một số địa phương khác trong huyện, nông dân Phú Điền còn chưa bắt nhịp kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chỉ chạy theo năng suất và quy mô, lấy lượng làm thước đo, tuy nhiên, khi tham gia mô hình người nông dân chuyên nghiệp đã giúp nông dân thay đổi tư duy kinh tế nông nghiệp, nông dân đã chủ động tìm hiểu cung cầu của thị trường để nắm được yêu cầu chất lượng sản phẩm, thời gian tiêu thụ, để áp dụng vào sản xuất, nông dân phải sản xuất những gì thị trường cần chứ không phải bán những gì người nông dân có và muốn làm chủ thị trường thì cần phải có sự hợp tác, sản xuất theo kinh tế tập thể. Điển hình như nông dân Lê Công Giám, xã Phú Điền, TM, từ khi tham gia mô hình người nông dân chuyên nghiệp, được hướng dẫn, tập huấn, Anh hạn chế sử dụng phân hóa học, làm nông sản sạch, áp dụng tiến bộ KHKT, ứng ụng công nghệ internet, để tìm hiểu cung cầu thị trường, học hỏi thêm kiến thức, nhất là phải sản xuất tập thể, liên kết.

Để là người nông dân chuyên nghiệp, nông dân phải thực hiện các tiêu chí của 2 nhóm nội dung thuộc lĩnh vực xã hội và sản xuất. Ở nhóm xã hội: trên 80% số hộ có tất cả thành viên trong gia đình đủ độ tuổi theo quy định tham gia vào một trong các tổ chức chính trị - xã hội hoặc đoàn thể; các hộ tham gia mô hình đều tự nguyện tham gia mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất, như: Hợp tác xã, Hội quán, Tổ hợp tác..; 100% hộ có tinh thần không ngừng học tập kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật tiến bộ; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật. Các nhóm tiêu chí của người nông dân chuyên nghiệp có mục tiêu chung là góp phần thúc đẩy chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp, phát huy vai trò tự chủ, tự quản của người dân trong sản xuất và đời sống tại cộng đồng; định hướng liên kết, hợp tác thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng nông sản, đủ điều kiện tham gia trên thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp. Tuy nhiên, ở mỗi người nông dân sẽ có những tâm đắc với từng tiêu chí khác nhau và áp dụng vào thực tế cuộc sống của mình. Như Ông Phạm Văn Khoái, Ấp 2 Đốc Binh Kiều, TM, Ông tâm đắc nhất là việc tận dụng thời gian nhàn rỗi để tăng thu nhập, vì vậy, trong vườn nhà, ngoài loại cây trồng lâu năm, Ông còn trồng xen nhiều loại cây khác như các cây trồng học đậu, chuối... để lấy ngắn nuôi dài và tận dụng hết thời gian. Ông cho rằng, người nông dân phải  tiến đến người nông dân chuyên nghiệp để sản phẩm mình làm ra đạt kinh tế cao, liên kết đi xuất khẩu để đạt kinh tế khá hơn, nếu mình không phấn đấu thành người nông dân chuyên nghiệp thì mình không tiếp cận được thị trường khó tính, phải nắm bắt, theo dõi nhu cầu của thị trường, phải linh động.

Có thể dễ dàng nhận thấy, dù có tâm đắc với tiêu chí nào đi nữa, thì mô hình người nông dân chuyên nghiệp đã đem lại làn gió mới cho sản xuất nông nghiệp của huyện Tháp Mười, tỷ lệ người dân áp dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật toàn diện từ xuống giống đến sau thu hoạch, tuân thủ các quy định về sản xuất an toàn đạt 100%. Không chỉ ứng dụng khoa học kỹ thuật, liên kết trong sản xuất, việc sản xuất đảm bảo môi trường, cảnh quang cũng được nông dân chú trọng, tất cả rác thải nông nghiệp được nông dân thu gom vào hố và xử lý theo quy định, hoa được trồng trên các tuyến đường nội đồng, tạo cảnh quang, nếu đến cánh đồng của HTX Thắng Lợi vào bình minh sẽ được nhìn mặt trời mọc, nghe tiếng chim hót, ngắm hoa trên đường, lúa trên đồng và tận hưởng không khí trong lành, những làn gió mát từ thiên nhiên. Đây cũng là điều kiện để nông dân trong HTX từng bước phát triển du lịch trên mnh đất chuyên sản xuất nông nghiệp này, vừa có thể tăng thêm thu nhập, nhưng quan trng là có thể giới thiệu cảnh sắc quê hương, điều kiện sản xuất nông nghiệp của mình đến du khách, những đơn vị liên kết.

Mô hình Người nông dân chuyên nghiệp bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, là nền tảng quan trọng làm chuyển biến nhanh nhận thức của nông dân từ tư duy sản xuất nông nghiệp truyền thống sang làm kinh tế nông nghiệp nên đã thu hút 100% hộ gia đình tự nguyện tham gia vào các hình thức liên kết, hợp tác sản xuất do địa phương phát động và tự nguyện tham gia sinh hoạt trong Tổ Nhân dân tự quản; vận động  251 hộ với din tích là trên 1.500 ha ở 04 xã tham gia mô hình liên kết sản xuất lúa giống và hàng hóa; đã vận động thu gom được 4.874 kg rác thải nhựa, độc hại trên đồng ruộng. Ngoài ra, các hộ còn tham gia bảo đảm an ninh trật tự, các phong trào khuyến học, khuyến tài, 100% hộ tham gia thực hiện mô hình không có người vi phạm pháp luật; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân với Nhà nước và địa phương theo quy định; 100% hộ có các thành viên trong hộ gia đình còn trong độ tuổi đều được học tập. Nông dân Nguyễn Văn Hùng xã Mỹ Đông cho rằng, người nông dân chuyên nghiệp còn thể hiện ở tình làng, nghĩa xóm gia đình văn hóa, hàng rào cổng ngõ, trao đổi nhau trong KHKT, cách làm ăn, chứ hổng phải nông dân chuyên nghiệp là chuyên về làm lúa, qua thực hiện mô hình người nông dân chuyên nghiệp cũng là bài học, và sẽ tiếp tục học hỏi ở các đơn vị bạn để về áp dụng ở địa phương.

Người nông dân luôn đặt câu hỏi: “Tại sao luôn có tình trạng được mùa mất giá?”. Và khi giá nông sản xuống thấp có người đổ thừa trách nhiệm cho nhà nước. Nhưng, trong nền kinh tế thị trường, yếu tố gây biến động giá cả hàng hóa lại phụ thuộc vào quy luật cung cầu. Cung vượt cầu thì giá sẽ giảm. Nó là yếu tố khách quan mang lại, không phụ thuộc vào ý muốn của một Chính phủ nào, cơ quan nhà nước nào. Nhưng hiện nay, người nông dân trong mô hình người nông dân chuyên nghiệp đã biết xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản, không ngừng nâng cao kiến thức nông nghiệp, có tinh thần hợp tác, liên kết trong sản xuất. Nông dân chuyên nghiệp sản xuất nông nghiệp thông minh hiểu rõ tầm quan trọng của kinh tế tập thể, nắm được quy luật cung-cầu, biết kết hợp bản chất cần cù với sáng tạo và có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường... Khi trở thành nông dân chuyên nghiệp, năng lực cạnh tranh, uy tín và vị thế của nông dân khi giao dịch với doanh nghiệp sẽ được nâng lên. Đây là giải pháp mà chính bản thân người nông dân phải tự mình thực hiện, tự mình làm chủ chứ không phải trông chờ vào sự giải cứu của Nhà nước mỗi khi nông sản không bán được.

Nông dân chuyên nghiệp là biết sản xuất sao cho tiết kiệm nhất, để giá thành hợp lý nhất, mà vẫn bảo đảm chất lượng. 

Nông dân chuyên nghiệp là người có tri thức, có kiến thức, kỹ năng sản xuất, vừa có tư duy kinh tế.

Nông dân chuyên nghiệp trước hết là người có tâm, biết nghĩ đến sức khoẻ của người khác, lợi ích chung của cộng đồng,

Nông dân chuyên nghiệp là người hiểu rõ sức mạnh của tinh thần hợp tác, tự nguyện tham gia vào các tổ chức kinh tế tập thể.

Bt: Thúy Ly, Hình: Hoàng Kha