Xuất bản thông tin

null Những con số ấn tượng của Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”

Chi tiết bài viết Tin tức

Những con số ấn tượng của Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”

Ðề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2022 (gọi tắt là Ðề án 939) sau 05 năm khởi động đã trang bị cho chị em phụ nữ các kiến thức về khởi sự kinh doanh, từ đó, chị em phụ nữ đã mạnh dạn khởi nghiệp từ những lợi thế của địa phương.

Từ nâng cao nhận thức...

Có thể nói, trước khi Đề án được khởi động vào năm 2017, nhiều phụ nữ đã chưa từng nghĩ và cũng  không “dám” nghĩ đến việc khởi sự kinh doanh do “nhìn đâu cũng thấy khó”. Một trong những nỗi lo đầu tiên của chị em là “không biết bắt đầu từ đâu”. Nhận thấy được điều này và thực hiện sự chỉ đạo của Hội cấp trên, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện quyết định “đả thông tư tưởng” các chị bằng loạt hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, pháp luật, chính sách của Nhà nước về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho phụ nữ. Giới thiệu các mô hình phụ nữ khởi nghiệp và các vấn đề liên quan đến việc khởi nghiệp

Với vai trò nhiệm vụ của Hội LHPN là đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền, Huyện Hội xây dựng kế hoạch, rà soát hội viên, phụ nữ trên địa bàn có ý tưởng khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh, phối hợp với các ngành chức năng, chuyên môn hướng dẫn tập huấn kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ kỹ thuật, vốn vay cho phụ nữ khởi nghiệp, giới thiệu quảng bá, hỗ trợ đầu ra sản phẩm; tổ chức quán triệt tập huấn cho cán bộ Hội các cấp về nội dung Đề án và kỹ năng khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh, giới thiệu mô hình hay, cách làm hiệu quả ở các địa phương, hướng dẫn xây dựng ý tưởng khởi nghiệp, xây dựng kế hoạch chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế; Thông qua các hình thức nâng cao nhận thức trên, từng bước cán bộ, hội viên, phụ nữ đã học hỏi, khởi sự kinh doanh thành công, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo, ý chí vươn lên trong phát triển kinh tế từng bước đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Bên cạnh đó, để giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ, hội viên, phụ nữ được kết nối, chia sẻ với lãnh đạo huyện, Hội LHPN huyện tổ chức Diễn đàn, các buổi trao đổi, đối thoại với Lãnh đạo huyện để phụ nữ có ý tưởng khởi sự, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh,..... Thông qua đó, giúp các chị em mạnh dạn khởi sự.

Chị Hồ Thị Diễm Thúy là một trong những trường hợp như vậy. Mười mấy năm với nghề phụ hồ với chồng, công việc nặng nhọc đối với thanh niên huống chi là phụ nữ, trong từng ấy thời gian, chị chưa từng nghĩ sẽ thay đổi nghề. Tuy nhiên, khi Đề án 939 được triển khai, với sự hỗ trợ, động viên của các cấp Hội, Chị đã mạnh dạn tìm tỏi, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm từ cây trồng thế mạnh của địa phương là sen. Hiện tại, Chị Diễm Thuý đã có cơ sản xuất các sản phẩm từ sen và có 02 sản phẩm đã đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, hiện tại, công việc của chị đã bớt vất vả hơn, thu nhập ổn định hơn và Chị có thể ở gần gia đình để chăm sóc con cái.

Đến mô hình khởi nghiệp

Từ những mô hình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ban đầu, Hội LHPN huyện đã tuyên truyền, vận động thành lập CLB “phụ nữ vượt khó, sáng tạo khởi nghiệp” để làm cầu nối các chủ sản phẩm khởi nghiệp và đưa sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ đến gần hơn với người tiêu dùng. Từ năm 2017 đến nay, có 45 phụ nữ tham gia khởi nghiệp với 60 sản phẩm khởi nghiệp đăng ký tham gia, trong đó đã thẩm định đạt và hiện toàn huyện có 47 sản phẩm khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh, 7/33 sản phẩm có chứng nhận kiến thức An toàn VSTP; 2/33 cơ sở an toàn trong sản xuất; 06/33 sản phẩm có đầy đủ pháp nhân bán sản phẩm an toàn. Có trên 470 lượt sản phẩm được giới thiệu trưng bày tại gian hàng, phiên chợ “Hàng Việt - Nông nghiệp xanh - Khởi nghiệp”... Nếu như đã tuyên truyền vận động chị em tìm kiếm, sản xuất sản phẩm là một quá trình thì việc vận động các chị thực hiện các quy định về sản xuất như đang ký giấy phép kinh doanh, ATVSTP, đăng ký sản phẩm OCOP còn là một quá trình kiên trì hơn vì các chị chỉ có thói quen làm ra sản phẩm bán cho người thân, hàng xóm chứ không nghĩ sẽ bán sản phẩm đi xa hơn. Chị Lê Thị Bích Tuyền ở xã Hưng Thạnh chia sẽ, từ khi tham gia vào phong trào khởi nghiệp, suy nghĩ cũa Chị đã thay đổi, hiện giờ, sản phẩm khô của Chị đã được có giấy phép đăng ký kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu và đã bán được ở một số tỉnh thành, thu nhập cũng tăng lên.

Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, với mục tiêu khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, sức sáng tạo, phát huy thế mạnh, sở trường của chị em phụ nữ và tạo cơ hội tốt nhất để phụ nữ phát huy nội lực, tự tạo việc làm, phát triển kinh tế. Đề án đã tạo ra bước đột phá trong tư duy và phương pháp triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh doanh trong giai đoạn mới. Điển hình như Chị Bùi Thị Thông ở xã Thạnh Lợi, từ một người nội trợ và canh tác lúa của gia đình, Chị đã tiên phong đi đầu trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, liên kết tiêu thụ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hiện tại, Chị là Chủ tịch HĐQT HTX, chi hội trưởng hội phụ nữ với 136 hội viên, với sự năng động của chị, đã thành lập được tổ cung cấp mạ để cung cấp cho HTX, tổ khử lẫn và tổ đan lục bình, cho thấy, thông qua phong trào khởi nghiệp, phụ nữ liên kết với nhau lại, đảm nhận các công việc mà trước kia nam giới làm, có tinh thần trách nhiệm chung, đem lại kinh tế phụ ổn định, vừa chăm sóc gia đình, vừa kiếm thêm thu nhập, không phụ thuộc vào người đàn ông.

Bằng sự nhanh nhạy, vượt khó của mình, trong thời gian dịch bệnh bùng phát, sản phẩm gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ do hạn chế vận chuyển, các chủ sản phẩm cũng tìm tòi học hỏi bán hàng bằng cách bán hàng qua các kênh mạng xã hội Zalo, facebok, qua các trang fanpace… Có 23 sản phẩm tham gia kết nối đưa hàng hóa lên sàn thương mai điện tử...

Ý tưởng khởi nghiệp dù lớn hay nhỏ đều đáng quý, cho thấy sự năng động, sức sáng tạo, khát vọng vươn lên của chị em phụ nữ, câu chuyện khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong thời đại ngày nay càng thêm ý nghĩa. Có thể khẳng định, qua 05 năm triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2017-2022 đã mang lại những hiệu quả thiết thực động viên, khuyến khích phụ nữ và doanh nhân trong tỉnh khởi sự, khởi nghiệp thành công, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Những con số ấn tượng

- 7.000 lượt hội viên, phụ nữ được truyền thông về đề án.

  • 60 sản phẩm đăng ký tham gia khởi nghiệp.
  •  47 sản phẩm khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh.
  • 18/47 sản phẩm có giấy phép kinh doanh;
  • 7/47 sản phẩm có chứng nhận kiến thức An toàn vệ sinh thực phẩm;
  • 5/47 cơ sở an toàn trong sản xuất.
  • Có 01 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP 3 sao.
  • Có 23 sản phẩm tham gia kết nối đưa hàng hóa lên sàn thương mai điện tử ...
  • Năm 2022 có 16 sản phẩm đăng ký khởi nghiệp mới.

Thúy Ly