Xuất bản thông tin

null Tháp Mười – vận động nông dân trồng vườn theo hướng an toàn

Chi tiết bài viết Tin tức

Tháp Mười – vận động nông dân trồng vườn theo hướng an toàn

Những năm gần đây, diện tích vườn trong huyện Tháp Mười tăng nhanh. Cũng như lúa, nhà vườn chủ yếu cũng chỉ bán cho thương lái, giá cả không ổn định. Vì vậy, huyện đang thực hiện nhiều giải pháp để từng bước giúp người dân có đầu ra ổn định.

Dẫn chúng tôi xem vườn mít đang cho trái, Ông Châu Văn Gở ấp Mỹ Thị A, xã Mỹ An phấn khởi cho biết, vườn mít được chuyển đổi từ vườn tạp và đất trồng lúa kém hiệu quả sang. Ông chọn trồng mít do mít dễ trồng, thời gian từ trng đến thu hoạch ngắn hơn các loại cây trồng khác, với giá mít như hiện nay đã giúp gia đình Ông tăng thu nhập gấp nhiều lần so với trồng lúa trước đây. Đây cũng chính là lý do nhiều diện tích vườn tạp và trồng lúa kém hiệu quả được người dân chuyển sang trồng cây ăn trái.

Theo thống kê ca ngành chuyên môn, Tháp Mười đã có trên 3.000ha vườn tạp và lúa kém hiệu quả được nông dân chuyển sang trồng chuyên canh cây ăn trái các loại như mít, chanh, sầu riêng, na, bưởi....Tuy nhiên các diện tích này đều nhỏ l, chủ yếu bán cho thương lái, giá cả không ổn định. Chính vì vậy, vấn đề đang được các nhà vườn trong huyện quan tâm lo lắng là giải pháp nào cho đầu ra. Ông Đoàn Văn Ửng – xã Đốc Binh Kiều, thì mong muốn làm mã vạch để mình biết nguồn gốc của mình dễ bán hơn người ta, cũng tìm hiểu, vô hội quán để liên kết, hướng dẫn dễ làm, dễ bán hơn.

Do cây ăn trái là cây trồng mới đối với người dân trong huyện. Vì vậy, để người dân nắm được kỹ thuật trồng, chọn giống, phòng trừ sâu bệnh..., ngành chuyên môn đã mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây ăn trái hay khi vườn cây có vấn đề, chỉ cần liên hệ, cán bộ kỹ thuật sẽ đến tận vườn hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh. Ngoài ra, khi nông dân chuẩn bị chuyển sang trồng cây ăn trái, địa phương cũng vận động nhà vườn củng cố các đê bao, tránh bị ảnh hưởng khi xả lũ. Quy hoạch, hướng dẫn nhà vườn sản xuất tập trung, an toàn đáp ứng yêu cầu liên kết với các Công ty, doanh nghiệp là nhiệm vụ cần làm ngay của ngành chuyên môn huyện. Ông Bùi Văn Sơn – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tháp Mười, cho biết, huyện đang khẩn trương đăng ký mã vùng trồng cho các loại cây, trong đó đặc biệt là cây mít để đáp ứng cho thị trường khó tính... Quy hoạch lại vùng sản xuất vùng cây ăn trái và vùng trồng lúa, tăng cường các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là sản xuất VietGAP, GlobalGAP.

Hiện tại, ngành chuyên môn huyện đã hướng dẫn người dân đăng ký 39 mã số vùng trồng cho cây mít với diện tích trên 1.100ha, 01 mã vùng trồng cho cây thanh long với diện tích 12ha và 1 mã số vùng trồng cho cây xoài với diện tích 18,6 ha. Huyện đang tích cực kêu gọi, làm cầu nối để các doanh nghiệp gặp gvới nhà vườn để liên kết bền vững./.

Bt: Thúy Ly