Xuất bản thông tin

null Tăng cường công tác phòng bệnh tay chân miệng

Trang chủ Tin tức

Tăng cường công tác phòng bệnh tay chân miệng

Chỉ trong 05 tháng đầu năm, ca mắc tay chân miệng trong huyện Tháp Mười tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái và có ca tử vong. Hiện tại, Tháp Mười đang tăng cường thực hiện các giải pháp phòng chống bệnh.

Theo thống kê của ngành chuyên môn, đến đầu tháng 06, Tháp Mười đã có 263 ca tay chân miệng, tăng 244 ca so với cùng kỳ, phát hiện và xử lý 08 ổ dịch. Riêng số ca nhập viện cũng tăng gấp 06 lần và đã có trường hợp tử vong. Bà Lê Thị Bé Năm, đang chăm sóc đứa cháu hơn 02 tuổi bị bệnh tay chân miệng cho biết, bé chưa đi học, chỉ ở nhà nên đôi khi cũng chơi bẩn, gia đình cũng quan tâm, rửa tay chân cho bé sau khi chơi, khi Bé khóc, gia đình kiểm tra thấy ở tay nổi mụn là gia đình chở Bé đến bệnh viện, Bác sĩ khám chuẩn đoán Bé bị tay chân miệng nên phải nhập viện điều trị.

Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở lứa tuổi mầm non, mẫu giáo, ở lứa tuổi này, các bé chưa thể tự giữ gìn vệ sinh cá nhân mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào phụ huynh và nhà trường. Vì vậy, ngoài tổ chức phun xịt hóa chất khử khuẩn, thường xuyên tổng vệ sinh ở các Trường, thì việc tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh bằng nhiều hình thức như bằng tờ rơi, qua các hội đoàn thể, trên phương tiện truyền thông và tuyên truyền thông qua nhà trường như giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, vật dụng gia đình, đồ chơi của trẻ và giữ gìn vệ sinh cho trẻ. Cô Lê Thị Diệu Hiền – Hiệu trưởng Trường Mầm non Mỹ An, chia s, do các cháu còn bé nên Trường phải thường xuyên tổng vệ sinh vật dụng trong trường, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ, ngoài ra, Trường cũng thành lập nhóm zalo để kết nối với phụ huynh, những hình ảnh, những bài tuyên truyền về công tác phòng chống bệnh là mình sẽ truyền tải đến phụ huynh, phụ huynh phải giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ rồi đồ dùng ở nhà.

Theo lãnh đạo ngành y tế, năm nay là năm chu kỳ của bệnh tay chân miệng nên số ca mắc tăng cao hơn các năm trước. Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, để phòng chống bệnh cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, vật dụng, đồ chơi, vệ sinh ăn uống, vệ sinh nơi sinh hoạt, môi trường, phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Bs CKI Trương Đình Khang – Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tháp Mười khuyến cáo, nên phòng bệnh là chủ yếu, trẻ phải được vệ sinh cá nhân, ra tay, tắm ra sạch sẽ hàng ngày, đồ chơi thì phải vệ sinh, nhà cửa, quần áo, sàn nhà thì phải vệ sinh khử khuẩn bằng CloraminB. Bệnh TCM xảy ra từ tháng 03 đến tháng 05 và tháng 09 đến tháng 12 là những tháng cao điểm dễ bị mắc bệnh nhất. Biểu hiện là nổi bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ở gối, ở mông, bọng nước nổi li ti từ 01-02mm, khi bé ngủ sẽ bị sốt, giật mình chới với hoặc đi loạng choạng tay chân là biểu hiện bệnh nặng cần nhập viện điều trị.

Bệnh tay chân miệng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng viêm màng não, suy hô hấp, phù phổi cấp…dẫn đến tử vong. Vì vậy, phụ huynh nên đảm bảo vệ sinh cho trẻ và môi trường xung quanh, phát hiện, đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời khi trẻ có những biểu hiện bệnh để được điều trị sớm, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Bt+ Hình: Thúy Ly