Xuất bản thông tin

null Tháp Mười – Tìm đầu ra cho nông sản

Chi tiết bài viết Tin tức

Tháp Mười – Tìm đầu ra cho nông sản

Cũng như các địa phương khác, nông sản của nông dân Tháp Mười hiện đang gặp khó khăn trong tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19. Để giúp nông dân tiêu thụ nông sản, Tháp Mười đang tìm nhiều giải pháp để có thể giúp nông dân.

Sau khi thành lập tổ kết nối tiêu thụ nông sản cho nông dân huyện do Phó Chủ tịch huyện làm tổ trưởng và lãnh đạo UBND các xã làm thành viên, từng xã cũng thành lập tổ kết nối tiêu thụ nông sản, rà soát nắm tình hình sản xuất, sản lượng, thời gian thu hoạch, khả năng thu mua của thương lái, sau đó thông tin trên Fanpage của tổ và trên Zalo nhóm, từ đó, các đoàn thể từng địa phương nắm, đối với các loại rau, củ quả số lượng không lớn thì các địa phương sẽ tiêu thụ hàng hóa của nhau, tránh tình trạng nơi thu hoạch không bán được, nhưng các địa phương khác trong huyện không có phải mua ngoài huyện với giá cao. Đối với các loại có số lượng lớn bên cạnh nhờ sự hỗ trợ từ các ngành tỉnh, sẽ có sự vào cuộc của các đoàn thể, chủ động, linh động tìm đầu ra bằng nhiều hình thức. Như ở xã Mỹ Hòa, do số lượng chanh của nông dân không nhiều như các xã khác và cũng đang gặp khó khăn trong đầu ra nên đoàn thanh niên xã đã thu mua về chế biến thành nước ra chén và nước tắc xí muội để bán, mặc dù lượng thu mua không nhiều, trung bình mỗi ngày hơn 100 ký chanh nhưng cũng phần nào có đầu ra cho nông dân trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, riêng số tiền lời từ tiền công của các đoàn viên thanh niên thì sẽ được mua thực phẩm để tặng cho các hộ khó khăn trong khu vực bị phong tỏa.

Đối với các nông sản dễ tiêu thụ, các đoàn thể sẽ chào hàng đến các nơi có nhu cầu, đăng bán trên các trang Facebook và nhận đơn hàng theo yêu cầu của người mua như chế biến sn hay sơ chế thay vì bán số lượng lớn như trước đây. Như đối với gà, cá, ếch thì sẽ làm sn rồi đi giao theo từng đơn nhỏ, sau đó, các đoàn viên hoặc đội tình nguyện sẽ hỗ trợ đi giao bằng chi phí riêng của từng cá nhân. Là đơn vị đã hỗ trợ tiêu thụ trung bình mỗi ngày gần 4.000 trứng vịt cho nông dân, bà Lê Thị Mỹ Tiên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ An chia s, do là người trực tiếp gặp gỡ với nông dân nên hiểu được sự sốt ruột, sự khó khăn của người dân, vì vậy, trong thời gian chờ sự hỗ trợ của các ngành tỉnh, Hội Nông dân xã chủ động tìm đầu ra bằng nhiều hình thức như đăng bán trên facebook, chào hàng với các xã và nhờ sự hỗ trợ từ tổ liên kết tiêu thụ nông sản của huyện và nhận sơ chế theo yêu cầu để vừa bán được hàng cho nông dân, vừa có thêm việc làm cho vài chị em trong thời gian dịch bệnh khó khăn.

Khó khăn hiện nay là khâu vận chuyển vì đang thực hiện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Để giải quyết vấn đề này, đoàn thanh niên các xã đã thành lập đội shipper xanh để hỗ trợ vận chuyển hàng hóa cho nông dân. Nói về vấn đề này, Ông  Lê Văn Ngọt – Phó Chủ tịch UBND huyện, Tổ trưởng Tổ kết nối tiêu thụ nông sản huyện Tháp Mười, cho biết, hiện tại, huyện cũng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người thu mua nông sản, tuy nhiên phải đảm bảo phòng chống dịch bệnh an toàn, huyện cũng hỗ trợ bng hình thức tiêm vacxin, test nhanh để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh thì lực lượng này mới được xuống địa bàn để tiếp cận với người nông dân để thu mua vận chuyển.

Hiện nai, huyện còn số lượng lớn chanh, ếch, cá trê vàng.... đang đến thu hoạch, tổ kết nối tiêu thụ nông sản của huyện tiếp tục nhờ sự hỗ trợ từ các ngành Tỉnh và chủ động liên hệ, chào hàng đối với các hệ thống tiêu thụ lớn như bách hóa xanh để giới thiệu nông sản. Ngoài ra, khoảng 2 tuần nữa, Tháp Mười bước vào thu hoạch vụ Thu Đông, huyện cũng đang xây dựng kế hoạch cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân mua bán nhưng vẫn đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch.

Bt + Hình: Thúy Ly ( TTVH-TT-TT)