Xuất bản thông tin

null Tình hình sản xuất lĩnh vực TT và BVTV từ ngày 01/02/2022 - 08/02/2022

Sinh vật gây hại Sinh vật gây hại

Tình hình sản xuất lĩnh vực TT và BVTV từ ngày 01/02/2022 - 08/02/2022

1.1. Trên cây lúa

- Vụ Đông Xuân 2021 – 2022: xuống giống 187.261 ha/190.000 ha đạt 98,5% so với kế hoạch. Đến nay đã thu hoạch 56.418 ha, năng suất bình quân 69,1 tạ/ha.

- Hè Thu 2022: xuống giống 9.273 ha, tập trung ở huyện Cao Lãnh và Tháp Mười.

- Tình hình sâu bệnh trong kỳ báo cáo trên lúa như sau:

(Hình ảnh minh họa, nguồn internet)

+ Rầy nâu: diện tích nhiễm nhẹ 10 ha (giảm 702 ha so với tuần trước) trên lúa giai đoạn làm đòng – trỗ chín.

+ Sâu cuốn lá: diện tích nhiễm nhẹ 253 ha (giảm 499 ha so với tuần trước) trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – trổ chín, mật số sâu 25 – 50 con/m2.

Muỗi hành (sâu năn): diện tích nhiễm 1.278 ha (không thay đổi so với tuần trước), trong đó nhiễm nặng 42 ha, nhiễm trung bình 328 ha, còn lại nhiễm nhẹ trên lúa giai đoạn đẻ nhành – làm đòng, với tỷ lệ hại 30 – 40%.

- Dự báo trong tuần tới, rầy nâu tuổi 2 - 3 tiếp tục phát triển và gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn làm đòng - trổ chín. Sâu cuốn lá gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, cục bộ có diện tích nhiễm nặng ở các ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm. Bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, lem lép hạt diện tích và mức nhiễm có thể gia tăng do thời tiết se lạnh, sáng sớm và đêm có sương mù nhiều nơi, thuận lợi cho bệnh phát sinh, gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình, cục bộ có diện tích nhiễm nặng ở các ruộng sử dụng giống nhiễm như Jasmine 85, VD 20, OM 4900, IR 50404, nếp,..., sạ dày, bón thừa phân đạm.

- Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cần áp dụng một số biện pháp như sau:

- Áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật ngay từ đầu vụ như: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý nước hợp lý, đặc biệt là phương pháp bón phân vùi trước khi trục trạc đất lần cuối theo tỷ lệ 100% DAP và 50% Kali để hạn chế thất thoát phân bón, giúp cây lúa khỏe, giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và lợi nhuận.

- Sau Tết Nguyên đán 2022, nông dân cần chủ động thăm đồng để có biện pháp chăm sóc, xử lý kịp thời, hiệu quả các đối tượng sâu bệnh như:

 + Rầy nâu: kiểm tra kỹ ruộng lúa, khi rầy nở rộ tuổi 1 - 3 với mật số trên 2.000 con/m2 cần xử lý kịp thời bằng thuốc có tác động chống lột xác hoặc lưu dẫn nhằm hạn chế tốt mật số rầy vào giai đoạn sau, nếu mật số rầy thấp thì không cần xử lý thuốc bảo vệ thực vật. Lưu ý: không nên phun ngừa thuốc trừ sâu rầy để “yên tâm ăn Tết” khi chưa cần thiết, tuân thủ tốt nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc.

+ Bệnh đạo ôn lá, cổ lá, cổ bông: cần phát hiện sớm để có biện pháp quản lý phù hợp. Có thể phun ngừa đạo cổ bông ở giai đoạn lúa trỗ lẹt xẹt và trỗ đều, chú ý ruộng lúa đã nhiễm bệnh không để ruộng khô nước, không bón phân hoặc phun phân bón lá.

+ Đối với muỗi hành: tiếp tục theo dõi tình hình gây hại trên các trà lúa đang giai đoạn mạ - đẻ nhánh, chú ý bón phân cân đối, cung cấp đủ lượng phân lân và kali giai đoạn đầu của cây lúa (7-10 NSS) giúp lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung. Ở các ruộng đã bị nhiễm muỗi hành cần tiếp tục chăm sóc, tăng cường dinh dưỡng để lúa mau phục hồi, hạn chế sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ vì không mang lại hiệu quả cao.

+ Không phun thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng cho lúa ít nhất 20 ngày trước thu hoạch nhằm bảo đảm thời gian cách ly, an toàn thực phẩm. Thu gom bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường.

1.2. Trên hoa màu

 - Vụ Đông Xuân 2021 – 2022: đã xuống giống là 9.649,5 ha, đến nay đã thu hoạch 922,9 ha gồm các loại như bắp, mè, dưa hấu, sen, rau ăn lá

- Vụ Hè Thu 2022: Đã xuống giống 103,7 ha hoa màu các loại, tập trung ở huyện Hồng Ngự.

- Tình hình sâu bệnh trên hoa màu: Các đối tượng sâu bệnh như sâu xanh, sâu xanh da láng, sâu tơ xuất hiện rãi rác gây hại chủ yếu ở mức nhẹ. Riêng đối tượng sâu keo mùa thu hại bắp chưa phát hiện diện tích nhiễm mới. Dự báo trong tuần tới sâu ăn tạp, sâu đục trái, sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh thán thư, bệnh đốm lá,… xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ.

- Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cần áp dụng biện pháp như sau: Áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất như IPM, sản xuất an toàn, VietGAP, hữu cơ,… thực hiện truy xuất nguồn gốc, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

1.3. Cây ăn trái

- Diện tích trồng cây ăn trái là 39.676 ha. Tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Lai Vung, Cao Lãnh, Lấp Vò, Thanh Bình, Tháp Mười, thành phố Cao Lãnh.

 - Sâu bệnh trên cây ăn trái: bọ trĩ, rệp sáp, sâu ổ trên xoài, sâu vẽ bùa, nhện, bệnh loét, sẹo trên cây có múi… xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ./.

Nguồn: www.dongthapxanh.vn