Xuất bản thông tin

null Tháp Mười sau 40 năm xây dựng và phát triển

Chi tiết bài viết Tin tức

Tháp Mười sau 40 năm xây dựng và phát triển

Được thành lập năm 1981, Tháp Mười được coi là một trong những huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, khó khăn về mọi mặt, nhưng với sự quyết tâm vượt qua nghèo khó, Đảng bộ và Nhân dân huyện Tháp Mười đã không ngừng cố gắng, vượt qua mọi khó khăn, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, đưa bộ mặt nông thôn của huyện nhà ngày càng phát triển.

Trong những năm đầu mới thành lập huyện, đời sống Nhân dân khó khăn về mọi mặt, hệ thống thủy lợi chưa đảm bảo phục vụ sản xuất, đất đai bị nhiễm phèn, đồng ruộng hoang hóa, nông dân sản xuất lúa một vụ/ năm, năng xuất đạt thấp, hệ thống lộ giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế chưa phát triển, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Song với ý chí quyết tâm xoá nghèo nàn lạc hậu, đưa đời sống của nhân dân ngày càng đi lên. Đảng bộ, chính quyền địa phương huyện Tháp Mười đã có nhiều nỗ lực trong công tác lãnh đạo thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện và các Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên qua từng giai đoạn, vận động Nhân dân tích cực khai hoang, phục hóa, cải tạo đất phèn, khắc phục khó khăn, tập trung phát triển kinh tế, xây dựng quê hương Tháp Mười ngày càng phát triển. Nói về sự đổi thay của quê hương sau 40 năm thành lập huyện, ông Nguyễn Văn Phụng ở ấp Mỹ Thị A xã Mỹ An, năm nay đã 66 tuổi cho biết:

“Hồi tách huyện từ huyện Cao Lãnh về huyện Tháp Mười năm 1981, trước kia đây lên Lao lãnh, lên tỉnh mình là chỉ đi đò thôi chứ không có chiếc xe nào đi được. Chỉ đi đò với đi bộ thôi, tới bây giờ đổi mới rất nhiều, có thể là 100%. Nói chung do HĐND, UBND, HU Tháp Mười mấy thời kỳ, từ đó tới giờ thay đổi hết nhiệm kỳ, nhiều người, nhiều ông, ông nào cũng phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của của Tháp Mười. Nói chung bây giờ 13 xã, thị trấn bây giờ xe bốn bánh chạy tới chỗ, nông dân phấn khởi được hưởng lợi ấn đề nông thôn mới. Xã Mỹ An có 5 ấp đều có xe 4 bánh chạy tới trụ sở văn hóa Ấp hết, nông dân chúng tôi hết sức phấn khởi do Đảng, Nhà nước quan tâm đến nghiệp, nông thôn, nông dân”

Nhờ sự năng động, sáng tạo cũng như sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương huyện Tháp Mười, trong công tác lãnh đạo thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế xã hội địa phương trong những năm qua, mà giờ đây bộ mặt nông thôn của huyện đang từng bước đổi thay và phát triển vượt bậc, đặc biệt là từ khi Đảng bộ và Nhân dân huyện Tháp Mười bắt tay vào xây dựng Nông thôn mới từ năm 2011 đến nay đã gặt hái được nhiều thành công. Bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch, đẹp hơn, nhiều ngôi nhà kiên cố được xây dựng thay thế những căn nhà tạm, dột nát. Kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi được nâng cấp, bê tông hóa, nhựa hóa, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cũng như phục vụ nhu cầu giao thương hàng hóa, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Ông Lê Ngọc Võ người dân ở ấp 6A xã Trường Xuân, năm nay gần 60 tuổi phấn khởi nói về sự đổi thay của quê hương.

“Trước khi thành lập huyện lúc đó còn làm lúa mùa, sau này mới chuyển lên 2 vụ, 3 vụ, gần đây một số bà con chuyển vật nuôi, cây trồng, làm vườn các thứ. Hiện nay riêng ở địa phương xã Trường Xuân kinh tế đời sống về kinh tế đời sống của bà con tương đối ổn định và phát triển nhiều mặt như lộ làng, nông thôn, điện, nước, nói chung phát triển so với trước đây khoảng 90%”

Bên cạnh đó, lĩnh vực văn hóa- xã hội từng bước phát triển, hệ thống trường lớp tiếp tục được đầu tư sửa chữa và xây dựng mới, hiện toàn huyện có trên 60 trường học được xây dựng kiên cố, nhiều Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, mức độ 2, không còn phòng học tre lá, đảm bảo cho học sinh học tập, có 13/13 Trạm y tế trong huyện được đầu tư xây dựng mới theo hướng đạt chuẩn quốc gia, có Bác sĩ phục vụ nên việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân ngày càng tốt hơn. Đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên, thể hiện qua tỷ lệ nhà kiên cố được tăng dần hàng năm, hiện nay các địa phương không còn nhà tạm bợ, người dân được hưởng thụ đời sống từ các phương tiện giao thông, nghe, nhìn đầy đủ, giúp cho cuộc sống của người dân nông thôn trở nên hiện đại. Ông Nguyễn Văn Hùng, một người dân ở Ấp 5 xã Mỹ Đông là người dân có nhiều năm gắn bó với vùng đất này cho biết:

“Bà con nông dân hiện nay thứ nhất là hiện đại, có khoa học kỹ thuật, thứ hai là dụng cụ máy móc, phương tiện này kia nó quá thuận tiện, nghe nhìn, thông tin đại chúng kể cả đời sống nó rất thông minh và văn minh của người dân, ý thức của người dân thay đổi cách đổi rất rõ rệt”

Có thể nói sau 40 năm thành lập huyện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân Tháp Mười không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn của huyện được thay đổi. Tháp Mười ngày nay không còn là vùng khuất nẻo của Đồng Tháp mà đã vươn lên trở thành huyện Nông thôn mới đầu tiên của tỉnh. Kết quả đó đã thể hiện sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ và Nhân dân huyện nhà, trong việc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.

BT: Nguyễn Thu