Xuất bản thông tin

null Tình hình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 26/7/2021 – 01/8/2021

Chi tiết bài viết Sinh vật gây hại

Tình hình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 26/7/2021 – 01/8/2021

    1.1. Trên cây lúa

  - Vụ Hè Thu 2021: xuống giống 187.505 ha/187.000 ha đạt 100,3% kế hoạch. Trong đó, giai đoạn đẻ nhánh 1.483 ha, làm đòng 6.290 ha, trổ chín 53.573 ha, thu hoạch 126.159 ha/187.505 ha đạt 67,28% diện tích xuống giống, năng suất bình quân 6,28 tấn/ha. 

    - Vụ Thu Đông 2021: xuống giống 95.697 ha/119.100 ha, tăng 1.478 ha so với tuần trước đạt 80,35 % so với kế hoạch. Trong đó, giai đoạn mạ 6.559 ha, đẻ nhánh 36.531 ha, làm đòng 26.824 ha, trổ chín 25.783 ha.

- Tình hình sâu bệnh trong kỳ báo cáo trên lúa như sau:

+ Rầy nâu: diện tích nhiễm nhẹ 7 ha (giảm 271 ha so với tuần trước) trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, rầy phổ biến tuổi 5 – trưởng thành, mật số rầy 750 – 1.500 con/m2.

(Hình ảnh minh hoa, nguồn internet)

+ Bệnh đạo ôn lá: diện tích nhiễm 1.792 ha (giảm 2.115 ha so với tuần trước), trong đó nhiễm nặng 120 ha, nhiễm trung bình 970 ha, còn lại nhiễm nhẹ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, tỷ lệ bệnh 20 - 40%.

+ Bệnh cháy bìa lá: diện tích nhiễm 1.715 ha (tăng 1.088 ha so với tuần trước), trong đó nhiễm trung bình 360 ha, còn lại nhiễm nhẹ trên lúa giai đoạn làm đòng - trổ chín, tỷ lệ bệnh 20-30%.

- Dự báo trong tuần tới đợt rầy cám sẽ nở rộ từ ngày 29/7 – 05/8/2021 trên lúa giai đoạn đẻ nhánh – làm đòng, gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình, cục bộ có diện tích nhiễm nặng trên lúa giai đoạn đòng trỗ do rầy tích lũy mật số từ đầu vụ. Sâu cuốn lá gây hại phổ biến ở mức nhẹ – trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ, những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và phun thuốc trừ sâu sớm lúc đầu vụ có khả năng bị hại nặng. Bệnh đạo ôn, cháy bìa lá, lem lép hạt diện tích và mức nhiễm có thể gia tăng do điều kiện thời tiết mưa bão và giai đoạn lúa thích hợp cho bệnh phát sinh, gây hại.

- Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cần áp dụng một số biện pháp như sau:

+ Áp dụng tốt các giải pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý nước hợp lý, bón phân vùi trước khi trục trạc đất lần cuối theo tỷ lệ 100% DAP, 50% Kali,… giúp lúa sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế thấp nhất sự phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại, giảm chi phí, tăng chất lượng và lợi nhuận.

+ Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa Thu Đông 2021 cần theo dõi chặt chẽ tình hình rầy vào đèn, đảm bảo thời gian cách ly giữa 02 vụ ít nhất 03 tuần, xuống giống tập trung, né rầy hiệu quả, đồng thời các nông dân cùng chia sẻ thông tin về tình hình sinh vật gây hại trên từng ô bao, cánh đồng nhằm hạn chế thấp nhất sự gây hại của muỗi hành, rầy nâu, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá.

+ Kiểm tra kỹ ruộng lúa, khi rầy nở rộ, tuổi 2 - 3 với mật số trên 2.000 con/m2 cần phun thuốc trừ rầy có tác động chống lột xác hoặc lưu dẫn nhằm hạn chế tốt mật số rầy vào giai đoạn sau, nếu mật số rầy thấp thì không cần phun thuốc. Tuân thủ tốt nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc.

+ Phát hiện kịp thời bệnh đạo ôn lá, bệnh cháy bìa lá,… để có biện pháp quản lý và chăm sóc hiệu quả. Có thể phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt ở giai đoạn trổ lẹt xẹt và trổ đều. Tuân thủ tốt nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc.

+ Không phun thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng cho lúa ít nhất 20 ngày trước thu hoạch nhằm bảo đảm thời gian cách ly, an toàn thực phẩm. Thu gom bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để hạn chế ô nhiễm môi trường.

1.2. Trên hoa màu

 - Vụ Hè Thu 2021: xuống giống 13.985,7 ha, đã thu hoạch 12.428,3 ha gồm các loại như bắp, mè, dưa hấu, sen, rau ăn lá,...

 - Vụ Thu Đông 2021: xuống giống 3.699,8 ha, gồm các loại như bắp, mè, dưa hấu, sen, rau ăn lá.

- Tình hình sâu bệnh trên hoa màu: sâu bệnh trên bắp, khoai lang, ớt, dưa, bầu bí,… xuất hiện và gây hại phổ biến ở mức nhẹ. Riêng đối tượng sâu keo mùa thu hại bắp chưa phát hiện diện tích nhiễm mới. Dự báo trong tuần tới sâu ăn tạp, sâu đục trái, sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh thán thư, bệnh đốm lá,… xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ.

 1.3. Cây ăn trái

- Diện tích trồng cây ăn trái là 33.964,6 ha (số liệu điều chỉnh lại theo số liệu Cục Thống kê). Tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Lai Vung, Cao Lãnh, Lấp Vò, Thanh Bình, Tháp Mười, thành phố Cao Lãnh.

- Sâu bệnh trên cây ăn trái: các đối tượng sâu bệnh xuất hiện và gây hại phổ biến ở mức nhẹ. Dự báo trong tuần tới sâu đục cành, bệnh thán thư, cháy lá, bệnh loét, bệnh vàng lá thối rễ,… xuất hiện và gây hại rải rác hoặc ở mức nhẹ.

Nguồn: www.dongthapxanh.vn