资产发布器

null Tháp Mười - thay đổi phương thức sản xuất hướng đến nền nông nghiệp bền vững

Trang chủ Tin tức

Tháp Mười - thay đổi phương thức sản xuất hướng đến nền nông nghiệp bền vững

Để từng bước xây dựng xây dựng nền nông nghiệp bền vững, Tháp Mười đang thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người nông dân.

Tháp Mười xác định, nông dân là chủ thể trong sản xuất nông nghiệp, muốn có nền nông nghiệp bền vững cần thay đổi thói quen sản xuất của nông dân, vì vậy, năm 2024, từ nguồn kinh phí của huyện, Tháp Mười đã thực hiện 09 mô hình canh tác lúa tiên tiến thích ứng biến đổi khí hậu, phát thải thấp với diện tích 1.424ha, nông dân trong mô hình phải giảm lượng giống, sạ thưa, sạ hàng, sạ cụm, sử dụng phân hữu cơ, giảm lượng phân bón và số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, ứng dụng cơ giới hóa, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, những diện tích thực hiện mô hình đã thu hoạch, phấn khởi khi vụ lúa năm nay giảm được chi phí, giảm công lao động khi sản xuất theo phương thức mới được cán bộ kỹ thuật ngành huyên môn hướng dẫn, nông dân Lê Thanh Hải chia sẻ, ban đầu, khi được hướng dẫn giảm lượng giống gieo sạ, chuyển từ sử dụng phân vô cơ chuyển sang sử dụng phân hữu cơ, giảm lượng phân và số lần phun xịt thuốc để duy trì thiên địch trên đồng ruộng, đa dạng sinh học, Ông và nhiều nông dân rất lo ngại, tuy nhiên trong suốt mùa vụ, lúa ít sâu bệnh, năng suất bằng và cao hơn những ruộng canh tác theo cách truyền thống, ông cho rằng, lúc trước, sản xuất theo phương thức truyền thống chi phí cao mà năng suất cũng tương đương, ngoài ra, khi thực hiện theo hướng dẫn, nông dân cũng đã thu gom bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ môi trường.

Có 07ha trong mô hình và 08ha ngoài mô hình, đồng thời sản xuất theo 02 phương thức khác nhau, diện tích ngoài mô hình vẫn sản xuất theo truyền thống, còn trong mô hình thực hiện theo đúng hướng dẫn được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, sau khi thu hoạch và so sánh hiệu quả, bà Nguyễn Thị Hai, ấp 6B xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười cho biết, mặc dù giảm lượng giống, phân thuốc nhưng năng suất vẫn cao hơn ruộng truyền thống, nhưng vấn đề Bà quan tâm nhất là giảm được công lao động, ít tiếp xúc với thuốc phòng trừ sâu bệnh giúp sức khỏe các thành viên trong gia đình cải thiện, vì vậy, sau vụ này, Bà sẽ áp dụng ở diện tích lúa còn lại.

Hiện tại, 09 mô hình canh tác lúa tiên tiến thích ứng biến đổi khí hậu, phát thải thấp đã thu hoạch, đa số diện tích thực hiện mô hình đều giảm được chi phí, giảm ô nhiễm môi trường, được cấp chứng nhận VietGAP, có mã vùng trồng, một số diện tích được các doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường từ 100 đồng/kg. Ông Đinh Hồng Thái – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp (TTDVNN) huyện Tháp Mười, cho biết, tham gia các mô hình, nông dân bước đầu đã biết được lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ, giảm lượng phân vô cơ để cải tạo đất, giảm phát thải, ứng dụng ghi nhật ký canh tác bằng điện tử để chuyển đổi số trong nông nghiệp và giảm được chi phí, từ đó tăng lợi nhuận.

Nhiều nông dân ở những diện tích chưa được liên kết với các doanh nghiệp mong muốn được ngành chuyên môn hỗ trợ liên kết đầu ra, tuy nhiên, nếu chưa liên kết được, nông dân vẫn tiếp tục sản xuất theo mô hình vì giảm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường, nhất là giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. Theo ông Đinh Hồng Thái, Giám đốc TTDVNN huyện Tháp Mười, mặc dù còn nhiều diện tích vẫn chưa liên kết đầu ra với các doanh nghiệp, tuy nhiên, bên cạnh giảm giá thành sản xuất để tăng lợi nhuận, ngoài ra, khi được cấp chứng nhận VietGAP và có mã vùng trồng là điều kiện để nông dân có thể chủ động thỏa thuận giá bán với doanh nghiệp, TTDVNN sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan làm cầu nối, giới thiệu các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ với người nông dân, để từng bước hướng đến nền nông nghiệp bền vững.

Bt: Thúy Ly