Tartalom megjelenítő

null Tổ hợp tác Ấp 1 xã Thạnh Lợi - đẩy mạnh mở rộng diện tích canh tác 01 triệu ha lúa chất lượng cao

Chi tiết bài viết Tin tức

Tổ hợp tác Ấp 1 xã Thạnh Lợi - đẩy mạnh mở rộng diện tích canh tác 01 triệu ha lúa chất lượng cao

Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" đặt ra các chỉ tiêu canh tác nông nghiệp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Do đó tổ hợp tác số 1 xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, ngoài việc tập trung canh tác giảm giá thành mà còn tăng cường sản xuất theo hướng hữu cơ, giảm hóa học để phục hồi đất, giảm lượng khí nhà kính phát thải.

Với ông Nguyễn Văn Chọn, khi canh tác, Ông áp dụng sản xuất hữu cơ cho diện tích 3ha của mình, sau khi thu hoạch, Ông nhận thấy chi phí giảm rõ rệt. Bởi không chỉ ông mà các nông dân trên cánh đồng khi được tập huấn quy trình đã thực hiện giảm giống, tăng cường bón lót phân hữu cơ, sau khi thu hoạch lượng rơm mang ra khỏi ruộng, phần gốc rạ cày xới để giúp đất phục hồi. Kết quả mỗi vụ giảm chi phí hơn 02 triệu đồng/ha, so với việc canh tác truyền thống, chia sẻ với chúng tôi, Ông phấn khởi cho biết, bón lót trước khi mình xạ lúa thì lúa ít bệnh, giảm được chi phí phun xịt thuốc, phân cũng giảm từ 10 bao xuống còn 06 bao, với hiệu quả như thế này, từ vụ sau, Ông sẽ áp dụng vào hết diện tích đất của gia đình.

Còn ông Võ Văn Họp thì lại tâm đắc với việc ghi chép nhật ký đồng ruộng, theo ông, tập quán từ xưa là khi đến thu hoạch nông dân cứ hỏi nhau là năng suất được bao nhiêu chứ ít chú ý đến lợi nhuận, vì vậy, ở một số diện tích mặc dù năng suất cao nhưng nông dân vẫn không có lợi nhuận vì chi phí sản xuất cao, sau khi được hướng dẫn các biện pháp canh tác giảm giá thành và có ghi chép nhật ký đồng ruộng, nông dân có thể đánh giá được chi phí sản xuất và lợi nhuận, để từ đó có giải pháp giảm chi phí.

Từ việc áp dụng khá hiệu quả như thế, thì được triển khai Đề án phát triển bền vững 01 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, nông dân trong tổ hợp tác rất đồng tình đăng ký thực hiện, qua 2 vụ mùa đã mở rộng thêm từ 100ha đầu tiên đến nay đã mở ra được 400ha với 37 hộ nông dân. Qua đó áp dụng rất tốt các biện pháp canh tác tiên tiến. Anh Phan Văn Sang, Tổ trưởng THT ấp 1 xã Thạnh Lợi cho biết, khi mới vận động thực hiện theo mô hình, nhiều nông dân trong THT còn lo ngại nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì thấy rất phù hợp với điều kiện ở vùng đất địa phương.

Từ hiệu quả mang lại, tổ hợp tác đang tiếp tục tập huấn về áp dụng chuyển đổi số để giúp nông dân nắm vững hơn các thiết bị nông nghiệp tiên tiến nhằm áp dụng vào cánh đồng canh tác của mình được hiệu quả hơn. Ngoài ra, Thạnh Lợi cũng đang triển khai ra các diện tích còn lại.

Từ việc áp dụng tốt canh tác lúa theo hướng hữu cơ, đến thực hiện đề án 1 triệu ha, nông dân ấp 1 xã Thạnh Lợi đã chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu./.

Bt: Thúy Ly