LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HUYỆN THÁP MƯỜI

Trang chủ Lịch sử hình thành

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HUYỆN THÁP MƯỜI

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 04-CP thành lập huyện Tháp Mười (được chia tách ra từ huyện Cao Lãnh) gồm 8 xã: Mỹ Quí, Mỹ Đông, Mỹ Hòa, Mỹ An, Hưng Thạnh, Trường Xuân, Thanh Mỹ và Đốc Binh Kiều. Sau nhiều lần chia tách, sáp nhập, đến nay huyện có 12 xã: Hưng Thạnh, Trường Xuân, Mỹ Hòa, Tân Kiều, Đốc Binh Kiều, Mỹ An, Phú Điền, Thanh Mỹ, Mỹ Quí, Mỹ Đông, Láng Biển, Thạnh Lợi và thị trấn Mỹ An. Năm 2020, huyện có tổng dân số 131.823 người. Huyện nằm phía Đông của tỉnh Đồng Tháp cách trung tâm tỉnh lỵ (thành phố Cao Lãnh) 32km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 110km. Tổng diện tích tự nhiên là 53.365,03ha, chiếm 15,77% diện tích toàn tỉnh, vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Long An.

- Phía Nam giáp huyện Cao Lãnh và tỉnh Tiền Giang.

- Phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.

- Phía Tây giáp huyện Tam Nông và huyện Cao Lãnh.

Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Tháp Mười luôn chung tay đoàn kết, không ngừng nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để xây dựng huyện nhà ngày càng phát triển, từ một huyện thiếu đói về lương thực, nay trở thành huyện có lượng lúa lớn nhất cả tỉnh phục vụ cho mục đích xuất khẩu, đồng thời cũng là huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. Với những thành tựu quan trọng đạt được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tháp Mười được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phong tặng 2 lần danh hiệu anh hùng: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1978) và Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2001) và năm 2019 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới.

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THÁP MƯỜI NĂM 2020

- Về kinh tế: Tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu trên địa bàn ước đạt 6.359 tỷ đồng, đạt 99,32% so với kế hoạch năm, trong đó giá trị công nghiệp – xây dựng vượt 0,7% so nghị quyết.

Về sản xuất nông nghiệp: Diện tích xuống giống đạt 111,7% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ 1.837ha; năng suất cao hơn cùng kỳ 0,83 tấn/ha, sản lượng cao hơn cùng kỳ 74.445 tấn. Diện tích liên kết tiêu thụ lúa đạt 119,01% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ 5.728,5ha. Diện tích trồng cây màu, cây ăn trái tăng mạnh so với cùng kỳ, đặc biệt diện tích trồng sen tăng 468ha so với cùng kỳ.

Về công nghiệp, xây dựng: Tiếp tục phát triển, một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, khôi phục sản xuất sau dịch Covid-19. Trong năm huyện có 04 dự án đầu tư trên địa bàn, trong đó 02 dự án đang triển khai xây dựng.

Hoạt động thương mại - dịch vụ: Tiếp tục được quan tâm, chủ động sắp xếp, bố trí các hộ kinh doanh, mua bán hàng hóa ổn định, phục vụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng.

 Công tác quản lý, điều hành ngân sách đảm bảo theo dự toán: Thu ngân sách trên địa bàn huyện ước đạt 101,49% dự toán giao, bằng 84,67% so với thực hiện năm 2019.

- Về văn hóa – xã hội: Chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên, cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư, sửa chữa đảm bảo cho học sinh yên tâm học tập đạt kết quả tốt, tỷ lệ người tham gia BHYT vượt kế hoạch đề ra. An sinh xã hội được quan tâm thực hiện đầy đủ và kịp thời; giải quyết việc làm vượt kế hoạch. Hoạt động thông tin – truyền thông được tăng cường, thực hiện tốt công tác tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng phát triển, đi vào thực chất.

 - Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao, xã Thanh Mỹ và Mỹ Đông đạt 18/19  tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Huyện giữ vững các tiêu chí huyện nông thôn mới, đồng thời nâng chất các tiêu chí.

- Tái cơ cấu nông nghiệp: Triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tập trung nâng cao chất lượng các HTX, THT, trong năm đã thành lập mới 02 HTX nông nghiệp. Các mô hình trong tái cơ cấu tiếp tục mang lại hiệu quả, được tỉnh đánh giá cao. Tuy nhiên ngành hàng vịt và ếch gặp khó khăn trong khâu liên kết tiêu thụ.

- Công tác cải cách hành chính, thực thi pháp luật, quốc phòng – an ninh: Được tập trung chỉ đạo thực hiện đạt nhiều kết quả, đặc biệt là sử dụng phần mềm eCabinet (phòng họp không giấy) vào các cuộc họp. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và triển khai các văn bản pháp luật mới ban hành được tăng cường, thực hiện bằng nhiều hình thức, đặc biệt là mô hình Điểm tư vấn pháp luật được người dân đánh giá cao. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp tục được thực hiện tốt. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi còn xảy ra. Hoạt động các HTX nhìn chung vẫn còn yếu. Đặc biệt là tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu: Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tuy có cao hơn dự toán giao nhưng chủ yếu là thu từ nguồn tiền sử dụng đất, nhiều khoản thu khác theo Nghị quyết giao không đạt; công tác đưa lao động đi làm việc nước ngoài chưa đạt chỉ tiêu; các hoạt động sản xuất kinh doanh một số cơ sở du lịch còn gặp nhiều khó khăn. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ tăng.


III. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HUYỆN THÁP MƯỜI

 

Danh mục chính Menu

Banner 1022

Banner Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp

Banner liên kết website