Publicador de continguts

null Tháp Mười – nhân rộng Đề án Một triệu ha

Chi tiết bài viết Tin tức

Tháp Mười – nhân rộng Đề án Một triệu ha

Năm 2025, Tháp Mười đề ra mục tiêu có khoảng 11.000ha lúa sản xuất theo mô hình canh tác lúa chất lượng cao phát thải thấp và gắn với tăng trưởng xanh. Để đạt mục tiêu này, huyện đang tăng cường các giải pháp, trong đó, có xây dựng mô hình.

Sau khi thực hiện mô hình sản xuất theo Đề án 1 triệu ha, nông dân trong HTX Trường Phát xã Trường Xuân vẫn tiếp tục duy trì và nhân rộng ra gần 100% diện tích của HTX. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thành Vân cho biết, đây là vụ thứ 03 cánh đồng này duy trì sản xuất theo mô hình, nông dân đã giảm giống từ 20 ký xuống còn 10kg/công, từ đó giảm lượng phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động, từ đó giúp cho ông tiết giảm chi phí từ 15 đến 30% so với trước, ngoài ra, sản xuất theo mô hình còn rất nhiều cái lợi, bản thân Ông thích nhất là việc không đốt đồng mà cày vùi phân hữu cơ, lúa 40 ngày đổ lên, có chất phân hữu cơ dưới lúa đầm màu xanh đẹp, mỡ gà ưng ý lắm.

Việc tăng cường bón lót phân hữu cơ lúc đầu vụ, cuối vụ mang hết rơm ra khỏi ruộng, không đốt đồng, phần gốc rạ cày xới trở thành phân hữu cơ cho cây lúa giúp cho vụ sau lúa đẻ nhánh sớm, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế khả năng đổ ngã. Ở THT Ấp 4 xã Mỹ Hòa, gần 100% nông dân trong tổ hợp tác đã ứng dụng cơ giới hóa, sử dụng drone trong sạ giống, phun phân, xịt thuốc giúp giải bài toán thiếu hụt nhân công lao động nông nghiệp hiện nay và giảm bớt công lao động nên giảm chi phí. Ông Phạm Văn Bảy, nông dân xã Mỹ Hòa cho biết, mỗi năm có khoảng 3 vụ lúa, tuy nhiên, lúc trước, lúa chỉ đạt năng suất ở vụ đầu còn vụ Thu Đông thì năng suất thấp hơn nhưng hiện tại khi sử dụng phân vi sinh và bón vùi thì năng suất các vụ đã tương đương nhau, riêng Ông chỉ cấy 6 ký lúa/công mà năng suất vẫn đảm bảo.

Để nhân rộng diện tích, bên cạnh tiếp tục duy trì những diện tích thực hiện mô hình ở năm trước. Trong năm 2025, từ nguồn vốn ngân sách huyện, Tháp Mười triển khai 12 mô hình ở các xã, thị trấn trong huyện, hiện tại các mô hình đang được triển khai. Tin rằng với sự tuyên truyền vận động của chính quyền địa phương, hỗ trợ của ngành chuyên môn, nông dân sẽ sẵn sàng tiếp nhận cái mới và thay đổi tư duy canh tác, thì những mục tiêu lớn của Đề án 1 triệu ha sẽ không còn là kỳ vọng xa vời, mà dần trở thành hiện thực trên đồng ruộng./.

Bt: Thúy Ly